Ăn Hải Sản| Lợi Ích Của Việc Ăn Hải Sản
Lợi ích của ăn hải sản
Hải sản là một sự lựa chọn thực phẩm lành mạnh cho mọi người ở mọi lứa tuổi, từ trẻ em đến người lớn tuổi. Nó cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết để xương chắc khỏe, phát triển trí não và tim mạch khỏe mạnh.
Hải sản là:
- Một nguồn protein chất lượng cao
- Ít chất béo bão hòa
- Nhiều axit béo Omega-3
- Giàu vitamin và khoáng chất
Theo nghiên cứu của các chuyên gia trên thế giới và các tổ chức y tế hàng đầu thì mỗi người nên ăn 325g hải sản mỗi tuần để đảm bảo một chế độ ăn uống lành mạnh.
- Nguồn vitamin D của hải sản giúp xương chắc khỏe, vitamin A cho mắt và da, vitamin C và E cho một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh
- Selen trong hải sản có tác dụng chống viêm, tăng cường hệ thống miễn dịch, chống oxy hóa và thậm chí là giải độc thủy ngân
Tốt nhất là nên ăn nhiều loại hải sản khác nhau để đảm bảo bạn nhận được những chất dinh dưỡng có giá trị cho cơ thể.
Chế biến và bảo quản
Hải sản rất dễ hỏng so với nhiều thực phẩm khác vì vậy bạn cần phải chú ý cách bảo quản cũng như chế biến nó.
Giữ lạnh:
- Khi mua về bạn nên cho hải sản vào thùng đá hoặc tủ lạnh, không nên để ra ngoài. Trong quá trình vận chuyển từ nhà cung cấp hải sản đến nơi chế biến, bạn cho hải sản vào túi có bỏ kèm theo đá lạnh.
- Đối với nghêu, sò, ốc nên đặt trên khô, phủ bằng khăn giấy ẩm sau đó cho vào hộp kín và đông lạnh
- Tôm tươi và mực bỏ vào một túi kín hơi và cho vào tủ lạnh đông lại
- Hải sản đông lạnh phải luôn được giữ lạnh và sử dụng các loại hải sản đã mua trước. Phải rã đông đông đúng cách. Tốt nhất là cho rã đông trong tủ lạnh qua đêm hoặc rã đông trong lò vi song.
- Hải sản tươi nên sử dụng trong vòng 2 ngày sau khi mua.
Giữ sạch sẽ trong chi chế biến: Khu vực và đồ dùng chế biến món ăn phải luôn sạch sẽ. Hải sản sống và chín phải để riêng, không sử dụng thớt gỗ để chế biến hải sản.
Không nên để hải sản hoặc hoặc thực phẩm dễ hư hỏng khác ra khỏi tủ lạnh trong vòng 2 giờ vì vi khuẩn gây bệnh có thể phát triển nhanh chóng.
Nhận biết hải sản khi được nấu chín:
- Cá: thịt khi nấu chín có màu đục và tách ra dễ dàng
- Tôm và tôm hùm: thịt có màu đục
- Nghêu, trai, hàu: các vỏ sẽ mở ra khi nấu, nên loại bỏ những con còn khép kín
- Hải sản bị hư khi chưa nấu chín sẽ có mùi ammoniac, mùi này sẽ nặng hơn khi được nấu. Nếu bạn ngửi thấy mùi ammoniac có trong hải sản sống hoặc nấu chín thì không nên ăn nó.
Một số người có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm thì không nên ăn gỏi cá, sushi, hải sản có vỏ ( nghêu, hàu, ốc): phụ nữ mang thai, trẻ em, người lớn tuổi, người có hệ thống miễn dịch kém.