Hải sản tươi sống và đông lạnh

Hải sản tươi sống và đông lạnh

Mục Lục

Hải sản tươi sống và đông lạnh: Cách lựa chọn và sử dụng chúng an toàn

Cá và các loại hải sản có vỏ có chứa hàm lượng chất đạm và một số chất dinh dưỡng thiết yếu và là một phần quan trọng trong chế độ ăn uống lành mạnh. Trong thực tế, một chế độ ăn uống cân bằng bao gồm nhiều loại cá và các loại hải sản có vỏ góp phần vào bảo vệ sức khỏe tim mạch và hỗ trợ sự phát triển và tăng trưởng của trẻ em. Tuy nhiên, đối với bất kỳ loại thực phẩm nào điều quan trọng là phải xử lý hải sản một cách an toàn để giảm nguy cơ mắc các bệnh từ thực phẩm thường được gọi là “ngộ độc thực phẩm”. Hã làm theo những lời khuyên cơ bản về an toàn thực phẩm để mua, chuẩn bị và bảo quản hải sản để bạn và gia đình bạn có thể thưởng thức vị ngon của hải sản một cách an toàn.

Chọn mua đúng

Cá tươi và tôm

Chỉ mua cá được bảo quản tốt trong hệ thống cấp đông hoặc cá được phủ bởi lớp đá dày không bị tan chảy

hai san tuoi song

  • Chọn cá nhìn tươi, ngửi không có mùi chua hoặ mùi amoniac
  • Mắt cá phải trong và phình ra một chút
  • Cá và cá phi lê phải có thịt săn chắc, có màu đỏ tươi
  • Khi nhấn tay vào bề mặt cá phải đàn hồi, không chọn cá bị mềm, nhão
  • Cá phi lê không bị biến đổi màu sắc, bị tối sầm lại hoặc sấy khô xung quanh các cạnh
  • Chọn tôm có phần thịt sáng, ít mùi hoặc không có mùi
  • Một số hải sản đông lạnh có chỉ số thời gian/nhiệt độ được in trên bao bì, chúng hiển thị nếu sản phẩm được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp. Luôn luôn kiểm tra các chỉ số ở thời điểm hiện tại và chỉ mua hải sản nếu các chỉ số cho thấy rằng sản phẩm đó là an toàn khi ăn.

Chọn hải sản có vỏ

Thực hiện theo các hướng dẫn chung để lựa chọn các loại sò ốc một cách an toàn:

  • Tìm kiếm nhãn hiệu: tìm nhãn trên bao bì hoặc thùng chứa hải sản có vỏ, các nhãn này thường chứa thông tin cụ thể của sản phẩm bao gồm số chứng nhận của bộ xử lý. Điều này có nghĩa là các loại hải sản này được đánh bắt và chế biến theo qui định của quốc gia về kiểm soát an toàn các loại hải sản có vỏ.
  • Loại bỏ những con bị nứt hoặc bể vỏ: Vứt bỏ nghêu, hàu và trai nếu vỏ của chúng bị nứt hoặc hỏng.
  • Làm một “ thử nghiệm”: Ngao sống, hàu và trai sẽ đóng nắp lại khi được khai thác nếu mở miệng thì không nên chọn chúng
  • Kiểm tra cử động chân: Cua sống và tôm hùm nên thấy chân của chúng chuyển động. Vì chúng rất nhanh bị hư khi chết do đó chỉ nên chọn những con cua và tôm hùm sống.

Hải sản đông lạnh

Hải sản có thể bị hỏng nếu chúng bị tan trong quá trình vận chuyển và để ở nhiệt độ cao quá lâu

  • Không nên mua hải sản đông lạnh nếu bao bì của chúng bị mở, rách hoặc các cạnh không còn nguyên vẹn
  • Tránh các gói hàng đặt trên “đường băng” hoặc phía trên cùng của tủ đông
  • Tránh các gói có dấu hiệu sương giá hoặc đóng đá, có nghĩa là các gói này được bảo quản trong thời gian dài hoặc bị tan đá và đông lạnh lại.

Bảo quản đúng cách

Đặt hải sản trong ngăn mát tủ lạnh hoặc trên ngăn đông ngay khi vừa mới mua về. Nếu hải sản được sử dụng trong vòng 2 ngày sau khi mua thì bảo quản chúng trong ngăn mát tủ lạnh. Nếu không sử dụng ngay thì gói chúng chặt chẽ trong túi nhựa mỏng hoặc giấy chống ẩm và bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh.

bảo quản hải sản đúng cách

Riêng biệt để an toàn

Khi bảo quản hải sản tươi sống hoặc đông lạnh, điều quan trọng là ngăn ngừa vi khuẩn từ hải sản tươi sống không lây lan sang thức ăn đã được chế biến sẵn. Thực hiện các bước sau để tránh lây nhiễm chéo:

  • Khi mua hải sản nấu chín chưa đóng gói phải đảm bảo rằng nó tách biệt với hải sản tươi sống. Nó nên được để ở vị trí riêng biệt hoặc tách riêng hải sản tươi sống ra vị trí khác.
  • Rửa tay ít nhất 20s với xà phòng và nước ấm trước và sau khi xử lý bất kỳ thực phẩm sống nào.
  • Rửa thớt, chén đĩa, dụng cụ bằng xà phòng và nước nóng để đựng các thực phẩm sống như hải sản, thức ăn nấu chín hoặc thức ăn chế biến sẵn
  • Để tăng cường sự bảo vệ, các chất tẩy rửa nhà bếp có thể sử dụng để rửa thớt sau khi sử dụng. Hoặc sử dụng 1 muỗng canh dung dịch clo với nước
  • Nếu các bạn sử dụng thớt nhựa thì rửa chúng qua máy rửa chén trước khi sử dụng.

Chế biến an toàn

Rã đông

Rã đông từ từ hải sản đông lạnh bằng cách để chúng qua đêm trong ngăn mát tủ lạnh. Nếu bạn cần rã đông hải sản nhanh thì hãy đóng gói chúng trong túi nhựa và để chúng vào nước lạnh hoặc nếu nấu chín thực phẩm ngay thì cho chúng vào lò vi sóng ở chế độ “ làm tan băng” và dừng lại trong khi hải sản vẫn còn băng nhưng mềm dẻo.

rã đông hải sản

Nấu nướng

Hầu hết hải sản nên được nấu chín với nhiệt độ bên trong là 145oF. Nếu bạn không có nhiệt kế thực phẩm, có nhiều cách để xác định xem hải sản có chín hay không:

  • Cá: thịt phải đục và dễ dàng tách ra bằng một cái nĩa
  • Tôm và tôm hùm: thịt có màu trắng đục giống màu ngọc trai
  • Sò điệp: thịt chắc và đục màu
  • Nghêu, trai và hàu: các vỏ sò được mở khi nấu chín, bỏ những con không mở miệng

Hải sản bị hư hỏng thường có mùi amoniac và mùi này nặng hơn khi chúng được nấu chín. Nếu bạn ngửi thấy mùi amoniac trong hải sản tươi hoặc nấu chín thì không nên ăn.

Ăn hải sản tươi sống – Những gì bạn cần biết

Tốt nhất là nên ăn hải sản đã được nấu chín kỹ lưỡng để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh do thực phẩm. Tuy nhiên, nếu bạn chọn ăn cá sống, một nguyên tắc là ăn cá đã được đông lạnh trước đó. Để lựa chọn mua hải sản thông minh hơn, vui lòng xem tại đây

  • Một số loại cá có thể chứa ký sinh trùng và đông lạnh sẽ giết chết ký sinh trùng
  • Tuy nhiên, lưu ý rằng đông lạnh không giết hết tất cả vi sinh vật gây hại. Đó là lý do tại sao cách an toàn nhất là nấu hải sản.

Xem thêm: https://24hseafood.com/tai-sao-ban-nen-an-hai-san/

Chia sẻ bài viết